Khi thắp hương rằm tháng giêng cần những gì để chiêu tài lộc? 

Thắp hương rằm tháng giêng là phong tục thờ cúng từ xa xưa và được lưu truyền đến ngày nay. Ông bà ta quan niệm “cúng quanh năm không bằng ngày rằm tháng Giêng”, câu nói này mang ý nghĩa rằng đây không chỉ là sự kiện vô cùng quan trọng và còn được biết đến như nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc ta. Nhằm giúp bạn tìm hiểu về tất tần tật nghi lễ thắp hương ngày rằm tháng giêng, hãy cùng chúng tôi tham khảo thông qua bài viết dưới đây!

Thắp hương ngày rằm tháng Giêng là nét truyền thống

Thắp hương ngày rằm tháng Giêng là nét  truyền thống văn hoá lâu đời của người Việt

Thắp hương rằm tháng Giêng có ý nghĩa gì?

Thắp hương rằm tháng giêng 2020 hay còn được biết đến với tên gọi là lễ Tết Thượng Nguyên, ngày lễ quan trọng này đến sau mỗi dịp Tết Nguyên Đán. Đối với tín ngưỡng Phật giáo, các đạo hữu sẽ bái Phật, còn những ai thờ cúng thần tài thổ địa thì dâng hương thần linh. Nhưng chung quy lại đều hướng về Gia Tiên để bày tỏ lòng tôn kính với những người đã khuất và cầu nguyện Bề trên phù hộ cho con cháu được dồi dào sức khỏe và bình an.

Thắp hương rằm tháng giêng cần những gì để thu hút tài lộc?

Mâm cơm thắp hương rằm tháng giêng

Vào các ngày lễ lớn nói chung và rằm tháng giêng nói riêng, mỗi gia đình người Việt sẽ tất bật chuẩn bị đồ thắp hương rằm tháng giêng như cơm chay, hương đèn, hoa quả,… để dâng hương lên tổ tiên, thần linh.

Bên cạnh đó, cách thắp hương rằm tháng giêng cũng cần tuân thủ theo các nguyên tắc “bất di bất dịch” về tín ngưỡng thờ cúng. Tuy nhiên, việc sắm lễ vật cúng cần phụ thuộc với điều kiện kinh tế của mỗi nhà và phong tục tập quán từng vùng miền. Đây chính là tấm lòng thành kính, sự biết ơn với Bề Trên và lời nguyện cầu sự an lành và may mắn cho gia đạo.

Tuy nhiên, đồ lễ thắp hương rằm tháng giêng nên cúng chay hay mặn? và chuẩn bị hoa quả thắp hương rằm tháng giêng như thế nào là chuẩn nhất? Thông thường, thắp hương vào ngày rằm tháng giêng được làm lễ trong nhà hoặc ngoài trời vào giờ Ngọ.

Mâm cỗ ngày rằm thắm đượm hương vị truyền thống

Mâm cỗ ngày rằm thắm đượm hương vị truyền thống

Nên lưu ý rằng, các món đồ nhà bếp dùng để đựng các món ăn cho lễ cúng mặn như bát, đĩa, đũa, thìa,… cần phải sử dụng những đồ riêng hoặc mua mới. Không nên dùng chung chén, dĩa đồ dùng khác trong gia đình. Bởi vì, thờ cúng là nghi lễ linh thiêng nên vật dùng dâng hương phải giữ sạch sẽ, không chung chạ.

Thêm vào đó, khi sắp xếp mâm cỗ để cúng cần phân chia rõ ràng, đâu là bàn thờ trưng hoa quả và bàn thờ nào đặt mâm cúng lễ mặn. Phần trái cây, bình hoa tươi có thể đặt ở bàn trên cao, còn đồ cúng mặn thì nên kê thêm tấm ván hoặc một chiếc bàn nhỏ để ở dưới và thắp hương.

Tuy đây là những điều hết sức đơn giản nhưng có rất nhiều gia đình không để ý và thường hay mắc phải sai lầm mỗi khi dâng lễ cúng lên bàn thờ. Vì thế, bạn nên chú ý việc tách bạch mâm lễ mặn, chay và hoa quả trên ban thờ. Tuyệt đối không dùng đồ cúng lẫn lộn với đồ sinh hoạt thường ngày.

Trong những gia đình có bàn thờ Phật thường thắp hương rằm tháng giêng chay với nguyện cầu sự bình an và công việc được thuận lợi. Khi sắm lễ cúng chay cần chuẩn bị:

  • 1 đĩa hoa quả
  • 1 đĩa xôi hoặc có thể thay thế bằng chè
  • 1 bình hoa tươi (không sử dụng hoa giả)
  • Bánh kẹo
  • 1 mâm cơm chay

Mâm cỗ ngày rằm tháng riêng đơn giản

Mâm cỗ ngày rằm tháng riêng đơn giản nhưng đầy ý nghĩa

Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình mà mâm cơm chay có nét độc đáo riêng. Tuy nhiên, dù ít hay nhiều món ăn thì gia chủ cũng nên cân bằng ngũ hành như màu đỏ thể hiện cho hành Hỏa, màu xanh lá đại diện hành Mộc, màu trắng đặc trưng của hành Thủy, màu đen là hành Thổ và màu vàng tượng trưng cho hành Kim. Hơn nữa, hãy bày tỏ tấm lòng của mình vào mỗi món ăn dâng lên Ơn Trên để mọi ước nguyện của mình được linh ứng nhé!

Sắm lễ thắp hương rằm tháng giêng cúng thần linh, gia tiên

Mỗi món ăn hiện hữu trong mâm cơm cúng rằm tháng Giêng đều mang một ý nghĩa riêng. Ví dụ, bánh chưng thể hiện cho sự sinh sôi, nảy nở; dưa hành thuộc về phần dương gian còn thịt lợn thuộc về cõi âm. 

Ngoài ra, cỗ cúng rằm tháng Giêng nên có đầy đủ gia vị như vị cay the của ớt, vị mặn đậm đà từ nước chấm, vị ngọt của bánh kẹo, vị chua của dưa hành ngâm,… điều này nhằm thể hiện những ước mong năm mới đến thật sung túc và trọn vẹn.

Các món ăn trong mâm cơm truyền thống của người Việt thường có:

  • Canh măng giò heo hầm chín trong nhiều giờ
  • Miến xào
  • Canh mọc sườn
  • Thịt gà luộc
  • Chả giò hoặc nem
  • Dưa hành muối
  • Bánh chưng
  • Nước chấm

Bên cạnh đó, gia chủ cần chuẩn bị thêm những món đồ lễ khác như:

  • Rượu
  • Nước suối
  • Trầu cau
  • Nến 
  • Vàng mã
  • Nhang
  • Bánh kẹo
  • Trái cây
  • Hoa tươi

Hoa quả là lễ vật quan trọng thắp hương ngày rằm tháng giêng

Hoa quả là lễ vật quan trọng thắp hương ngày rằm tháng giêng

Bài khấn thắp hương rằm tháng giêng

Sau khi sắm lễ cúng thắp hương vào ngày rằm tháng giêng thì bạn cần chuẩn bị văn khấn thắp hương rằm tháng giêng để tiến hành nghi lễ được tốt đẹp nhất.

Dưới đây là bài thắp hương rằm tháng giêng chính xác nhất mà bạn có thể tham khảo như sau:

Thắp hương rằm tháng giêng vào giờ nào

Theo quan niệm của người dân ở miền Bắc, giờ đẹp thắp hương rằm tháng giêng để chiêu mộ tài lộc nên chuẩn bị lễ cúng trước 18 giờ – 19 giờ tối ngày 14 hoặc 15 âm lịch. Nếu như, lịch cúng vào buổi sáng ngày 15 âm thì gia chủ cần chuẩn bị hoàn tất mâm cơm cúng trước 9 giờ – 10 giờ.

Trên đây là trọn bộ thông tin hữu ích về nghi lễ thắp hương ngày rằm tháng giêng mà bạn không nên bỏ qua. Hãy thành tâm chuẩn bị mâm cúng thật chỉnh chu để thể hiện lòng kính trọng của mình với ông bà, tổ tiên. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn có thêm kinh nghiệm trong việc cúng kiếng được tiến hành một cách suôn sẻ nhất!

Thông tin liên hệ:

Bàn thờ đẹp Mộc Gia Group

Địa chỉ: số 9D Nguyễn Xiển – Thanh Xuân – Hà Nội

Website:  https://mocgiagroup.vn/.

Hotline: 1900 299 994

 



source https://mocgiagroup.vn/thap-huong-ram-thang-gieng/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Các trang giới thiệu về Mộc Gia Group

Link trỏ về web mộc gia

BAN THỜ BT 06