Nghi lễ nhập trạch là gì? Ý nghĩa nhập trạch nhà mới?

 Nghi lễ nhập trạch là một trong những nghi thức cực kỳ quan trọng khi chuyển đến nhà mới. Nếu bạn chỉ chuẩn bị qua loa hoặc cúng sơ sài, thì sẽ phạm phải những điều tối kỵ trong phong thủy và “đắc tội” với thần thánh. Do đó, để chiêu mộ vận may và tài lộc, bạn nên sắm lễ nhập trạch thật tươm tất, chỉnh chu nhất có thể. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ chi tiết đến bạn về nghi lễ này. Cùng tham khảo nhé!

Lễ nhập trạch được tiến hành tại nhà chung cư

Lễ nhập trạch được tiến hành tại nhà chung cư

Nghi lễ nhập trạch là gì?

Xét về nghĩa đen thì nghi lễ nhập trạch được hiểu là: “nhập” có nghĩa vào và “trạch” là nhà. Có thể nói cách khác, đây là nghi lễ truyền thống được tiến hành trước khi dọn vào nhà mới.

Theo tín ngưỡng tâm linh, lễ nhập trạch về nhà mới giống như  việc “đăng ký hộ khẩu”, báo cáo với các vị thần linh cai quản vùng đất đó. Đồng thời, cầu mong Bề trên phù hộ, độ trì cho gia đạo bình an và thuận lợi.

Ý nghĩa của nghi lễ nhập trạch nhà mới

Từ xưa đến nay, ông bà luôn quan niệm rằng an cư rồi mới có thể lạc nghiệp. Điều này được hiểu như là lời khẳng định tầm quan trọng của nhà ở và sự nghiệp. Đồng thời, việc xây dựng nhà cửa hay định cư nơi ở mới là một trong những sự kiện quan trọng nhất của đời người.

Vì thế, gia chủ cần đặc biệt lưu ý chọn ngày giờ, vị trí đặt bàn thờ, chuẩn bị vật phẩm thờ cúng,… thật chỉnh chu và không để xảy ra bất kỳ một sai sót nào. Chỉ như vậy thì bạn mới có một “khởi đầu” hoàn hảo cho cuộc sống phúc lộc, cát tường.

Nhập trạch là nghi lễ vô cùng quan trọng

Nhập trạch là nghi lễ vô cùng quan trọng

Nghi lễ nhập trạch cần chuẩn bị những gì?

Chọn “ngày lành tháng tốt” luôn là điều cần làm đầu tiên khi chuẩn bị làm lễ nhập trạch. Bởi vì, yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến vận may và tài lộc cho gia chủ. Thời gian được cho là tốt trong việc làm lễ nhập trạch chung cư cần đáp ứng đủ các yếu tố: 

  • Thuận lợi cho mọi công việc chủ nhà
  • Ngày và giờ hoàng đạo đẹp 
  • Ngày tốt hợp với mệnh của người chủ gia đình.

Lễ nhập trạch nên được tiến hành trong khung giờ tốt

Lễ nhập trạch nên được tiến hành trong khung giờ tốt 

Chọn ngày và giờ theo tuổi chủ nhà để làm lễ nhập trạch nhà chung cư 

Khi chọn ngày làm lễ nhập trạch nhà chung cư, chủ nhà cần ưu tiên những ngày hợp với tuổi mình hoặc giờ hoàng đạo. Sở dĩ đây là khung giờ tốt vì ông bà ta cho rằng khi thời khắc đất trời giao hòa sẽ đem đến nhiều điều may mắn và tài lộc. Những ngày xấu và cần tránh khi làm lễ nhập trạch nhà thuê, điển hình như:

  • Ngày sát chủ và địa hỏa 
  • Các ngày mùng 5, 14, 23 
  • Ngày Tam Nương,…

Thêm vào đó, nên tiến hành lễ nhập trạch từ khoảng 9 giờ sáng trở đi và những ngày từ mùng 1 – rằm. Đồng thời, cần tránh làm lễ vào các ngày nửa cuối tháng vì thời điểm này sẽ không thật sự may mắn và mang đến năng lượng tốt.

Lễ nhập trạch nhà mới

Lễ nhập trạch nhà mới

Lễ nhập trạch gồm những gì?

“Lễ nhập trạch cần những gì?” luôn là nỗi băn khoăn khiến nhiều người phải trăn trở trước khi chuyển đến nơi ở mới hay chuyển nhà thuê mới. Thông thường, sắm lễ nhập trạch chung cư bao gồm các món đồ: ngũ quả, hoa tươi và mâm cúng. 

Tùy vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình, có thể phân chia lễ vật thành 3 mâm nhỏ hoặc bày biện vào chung một mâm lớn. Tuy nhiên, tấm lòng thành của gia chủ vẫn luôn là điều quan trọng nhất khi chuẩn bị mâm cúng. Tránh xa hoa, lãng phí và bạn nên tự tay mua sắm lễ phù hợp với “túi tiền” của mình.  

Sau khi chuẩn bị đầy đủ, lễ vật sẽ được sắp xếp và đặt trên bàn hoặc mâm theo hướng tốt nhất với bản mệnh chủ nhà. Đồng thời khi bắt đầu làm lễ, gia chủ nên chắp hai tay thắp nhang và cắm vào một bát hương tạm thời.

Cần chuẩn bị lễ vật tươm tất khi nhập trạch

Cần chuẩn bị lễ vật tươm tất khi nhập trạch

Tùy thuộc vào tín ngưỡng thờ cúng của mỗi gia đình, có thể chuẩn bị mâm cúng chay hay mặn đều được. Nhưng quan trọng nhất vẫn là các món ăn phải tươm tất, không được làm cho có và sơ sài. 

Nếu bạn chọn làm mâm cỗ mặn thì nên chuẩn bị các món ăn: 1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc và 1 trứng vịt luộc, gà luộc, thịt heo quay, xôi,…. hoặc các món ăn khác tùy vào điều kiện của mỗi gia đình. Thêm một gợi ý dành cho những ai chọn nấu mâm cơm gia đình như:  rau củ xào, canh măng hầm xương, chè,… Cho dù là mâm cỗ nào thì các món ăn cũng cần bài trí thật gọn gàng và bắt mắt. Bên cạnh đó, trên mâm cúng lễ nhập trạch không thể thiếu 3 ly trà, 3 ly rượu và 3 điếu thuốc. 

Bài văn khấn khi thực hiện nghi lễ nhập trạch bao gồm 2 phần chính:

  • Văn khấn Thần linh.
  • Văn khấn cáo yết Gia tiên.

Cụ thể, gia chủ nên khấn theo thứ tự các nội dung sau:

  • Đầu tiên, xin xác nhập vào nơi ở mới.
  • Tiếp theo, xin phép lập bát hương mới để thờ cúng bài bản các vị thần linh tại gia.
  • Cuối cùng là xin thần linh cho phép được rước vong linh ông bà tổ tiên về nhà mới, để báo hiếu và thờ phụng.

Nên lưu ý khi trình bày bài văn khấn nên thành tâm nêu ước nguyện, cầu mong các vị thần phù hộ và chứng giám. Hơn nữa, gia chủ nên đọc to, rành mạch và nghiêm túc trong suốt quá trình làm lễ.

Mâm cúng lễ nhập trạch không được tùy tiện, qua loa

Mâm cúng lễ nhập trạch không được tùy tiện, qua loa

Trên đây là tất tần tật những điều mà bạn cần biết về lễ nhập trạch. Đây là một trong những nghi lễ tâm linh rất quan trọng khi chuyển đến nơi ở mới. Chính vì thế, bạn không nên xem nhẹ và chuẩn bị lễ vật một cách sơ sài và thiếu thốn. Nếu chỉ sắm lễ cho có và tỏ vẻ hời hợt thì sẽ phạm phải những điều đại kỵ trong phong thủy, gây ra những hậu quả nghiêm trọng trong cuộc sống lẫn công việc. Hãy liên hệ ngay đến số hotline của chúng tôi khi cần được hỗ trợ nhé!

Thông tin liên hệ:

Bàn thờ đẹp Mộc Gia Group

Địa chỉ: số 9D Nguyễn Xiển – Thanh Xuân – Hà Nội

Website:  https://mocgiagroup.vn/.

Hotline: 1900 299 994



source https://mocgiagroup.vn/le-nhap-trach/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Các trang giới thiệu về Mộc Gia Group

Link trỏ về web mộc gia

Mandala là gì? Ý nghĩa của tranh trúc chỉ Mandala?