Cúng thần tài ngày rằm tháng giêng, tháng 7 chuẩn nhất
Cúng thần ngày rằm tháng giêng, tháng 7 hay rằm các tháng đều mong muốn người trong gia đình mạnh khỏe, tai qua nạn khỏi, gặp điều may mắn trong làm ăn, hậu phát lộc. Vậy bài cúng Thần Tài ngày rằm như thế nào mới là chuẩn nhất hãy cùng Mộc Gia Group tham khảo qua bài viết sau?
Cúng Thần Tài ngày rằm là việc rất quan trọng
Cúng Thần Tài ngày rằm có ý nghĩa gì?
Tục lệ từ xa xưa để lại, ngày mồng Một và buổi chiều tối các ngày rằm hàng tháng, mọi các gia đình người Việt hay làm lễ cúng gia thần, gia tiên. Mục đích lớn nhất là để cầu xin cho các thành viên trong gia đình luôn khỏe mạnh, bình an, gặp nhiều may mắn. Đối với những hộ gia đình có hướng làm kinh doanh, cúng Thần Tài ngày rằm là điều bắt buộc. Họ thường dành cho bàn thờ Thần Tài một vị trí đắc địa nhất, dễ đón lộc vận để buôn bán thuận buồm xuôi gió.
Ngoài những bài cúng Thần Tài rằm tháng giêng, bài cúng Thần Tài rằm tháng 7, gia chủ thường sẽ phải chuẩn bị đồ cúng trong ngày Vía Thần Tài – ngày Thần Tài bay về trời.
Nhắc đến Thần Tài thì không thể quên được thổ địa, bàn thờ Thần Tài- thổ địa được dân gian tin rằng là cặp thần linh mang lại may mắn, tài lộc cho nhiều gia đình. Một vị thần cai quản đất, một vị thần mang đến tiền bạc. Để làm ăn thuận lợi trên mảnh đất, cúng Thần Tài ngày rằm cũng không thể không nhắc đến ông địa.
Ngoài vị trí thuận tiện, dễ đón lộc, thì việc sắp xếp và chuẩn bị một bài cúng Thần Tài ngày rằm tháng giêng, rằm tháng 7 hay các ngày rằm khác cũng phải được chuẩn bị chỉn chu, đầy đủ và mạch lạc, thể hiện được sự chân thành.
Cúng Thần Tài ngày rằm giúp chiêu tài hút lộc
Sắm lễ cúng Thần Tài ngày rằm cần những gì?
Đối với một số gia đình để nhanh gọn, đồ vật sắp xếp có thể là lễ chay bao gồm hương, hoa, trầu cau, quả, tiền vàng, nước, rượu, bánh kẹo theo kèm,…. Nhưng ngoài lễ chay, thì việc sắp lễ mặn cũng rất quan trọng, những món mặn khiến mâm bàn cúng Thần Tài trở nên trang nghiêm, thành kính, tỉ mỉ hơn. Những lễ mặn rất quen thuộc đó là rượu, gà luộc, thịt luộc, thịt quay, bánh chưng, xôi, … các món mặn, tùy vào phong tục sắp đồ cúng của từng địa phương mà linh hoạt nhưng vẫn phải đảm bảo đủ món mặn đến thành một mâm đồ cúng.
Bài cúng Thần Tài ngày rằm mùng một, rằm tháng giêng, tháng 7 có thể tùy biến nhưng phải đảm bảo những nội dung sau:
Văn khấn cúng bàn thờ thần tài ngày rằm
Một số lưu ý khi cúng Thần Tài ngày rằm
Bài trí bàn thờ Thần Tài
Bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa thường có một cách sắp xếp theo khuôn mẫu và gia chủ tuyệt đối không nên làm xáo trộn. Dân gian khuyên rằng khi làm lễ cúng Thần Tài ngày rằm tháng 7 hay các lễ cúng Thần Tài vào ngày rằm khác. Tượng Thần Tài phải được để bên trái, tượng Thổ địa bên phải, bát nhang ở chính giữa, lọ hoa hơi chếch về bên tay phải. Ngoài ra nên lựa chọn hoa cúc, hoa hồng. Đĩa hoa quả cũng phải được bài trí đủ 5 loại quả khác nhau.
Để tăng thêm linh khí người ta hay sử dụng chén nước, rượu, đèn, .. Một số nơi muốn thêm khí vượng, người ta sử dụng chậu cây xanh tốt quanh năm.
Chăm sóc bàn thờ Thần Tài là một cách bày tỏ thành kính
Đồ cúng Thần Tài – Thổ Địa
Lễ cúng Thần Tài ngày rằm tháng 7, gia chủ phải vô cùng chú ý khi lựa chọn hoa quả, bánh kẹo, không được qua loa, đại khái. Ngoài ra nên chuẩn bị tiền giấy cúng riêng cho Thần Tài. Các bài lễ cúng Thần Tài không thể thiếu tiền giấy. Đó cũng là tập tục từ xưa truyền lại và ngày nay đã trở thành thứ bắt buộc trên bàn thờ Thần Tài.
Nên biết những nghi lễ cúng Thần Tài ngày rằm
Những gia đình làm ăn, buôn bán, thông thường, họ sẽ thắp nhang và đọc các bài văn khấn vào buổi sáng, trước khi mở cửa kinh doanh vào đúng ngày rằm. Lời khuyên dành cho gia chủ nên chọn giờ tốt, không cố định trong ngày, tránh trường hợp cúng Thần Tài ngày rằm nhưng không xem giờ.
Ngoài ra nên để 5 chén nước trên bàn thờ và được rửa sạch trước đó, không rót quá đầy, chỉ vừa đủ. Cần lựa chọn thời gian để tỉa bớt chân nhang, khi rút phải rút từng cây một không được rút cả bó. Sau khi rút nên cắm gốc cây sau nhà hoặc mang đi hóa.
Cách cúng thần vào tài ngày rằm có những điểm riêng biệt
Cách để nghi lễ cúng Thần Tài ngày rằm trở nên trang trọng
Nên sử dụng lễ cúng có đồ ngọt. Tương truyền vị Thần Tài rất ưa đồ ngọt, dân gian quan niệm sử dụng nhiều đồ ngọt là việc bày tỏ tấm chân thành nhanh nhất đến với Thần Tài. Ngoài ra việc sắp xếp đồ ngọt để cúng cũng giúp gia chủ giúp ngắn thời gian chuẩn bị cho các nghi thức khác.
Nên thường xuyên lau dọn bàn thờ Thần Tài và khi đến ngày rằm, cúng Thần Tài chỉ phải dọn qua để có một bàn thờ sạch sẽ, Thần Tài cũng là một vị thần vô cùng ưa sạch sẽ.
Thêm một lời khuyên nhỏ các bạn nên thắp đèn trong ngày cúng Thần Tài vào ngày rằm tháng 7 cả ngày hôm đó, quan niệm đó là thu hút được nhiều tài lộc hơn và giúp bàn thờ tụ khí.
Bài viết trên chuyên gia của Mộc Gia Group đã chia sẻ cho bạn các thủ tục và cách cúng Thần Tài ngày rằm. Mong rằng bạn đã có cho mình những thông tin bổ ích để có thể giúp cho bạn gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.
source https://mocgiagroup.vn/cung-than-tai-ngay-ram/
Nhận xét
Đăng nhận xét